Nhận biết được các bệnh thường gặp ở gà chọi sẽ giúp người chăn nuôi dễ dàng phòng ngừa và điều trị một cách hiệu quả. Từ đó, hạn chế được những rủi ro không mong muốn gây thiệt hại. Và để có thêm những kiến thức nuôi gà hữu ích, anh em hãy tham khảo nội dung bài viết sau của SV66 nhé!
Bệnh rù
Cho dù là nuôi tham gia đá gà hay chăn nuôi lấy thịt, lấy trứng thì rù cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi nguy hiểm.
Triệu chứng:
- Khi nhiễm bệnh thường gặp ở gà chọi này sẽ có những biểu hiện như: Mào thâm phân vàng, phân xanh, sã cánh, ỉa chảy, lông xù và bỏ ăn.
- Gà chảy nhiều nước mũi, nước mắt và có nước chảy ra khi dốc ngược gà xuống.
Điều trị:
- Ngay sau khi phát hiện gà có những biểu hiện đầu tiên của bệnh, người chăn nuôi cần nhanh chóng cho đàn gà tiêm phòng vaccin Lasota.
- Vệ sinh, khử khuẩn máng uống, máng ăn cũng như môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi.
- Bổ sung chất điện giải và thuốc bổ để gà tăng sức đề kháng.
- Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng kế phát, người nuôi hãy sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng.
- Bổ sung cho gà thuốc giải độc gan thận sau khi sử dụng hết liệu trình kháng sinh điều trị để cải thiện sức khỏe và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Newcastle
Newcastle cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Tuy nhiên, với mỗi thể khác nhau thì triệu chứng của bệnh cũng sẽ có sự khác biệt. Theo đó, khi gà nhiễm bệnh ở thể quá cấp tính thì có thể sẽ chết sau khoảng 25 – 48 giờ. Bởi thời gian phát bệnh ở thể này vô cùng nhanh chóng và sẽ có những dấu hiệu như: Khó thở, sốt cao, đầu gục, lông xù, ủ rũ, bỏ ăn…
Ở thể cấp tính, gà khi nhiễm bệnh cũng sẽ có những triệu chứng tương tự. Đồng thời, đi kèm theo những biểu hiện như: Nằm im một chỗ, cánh xõa, uống nước liên tục, gà háo nước… Sau khi bệnh kéo dài, cơ thể gà sẽ có màu tím tái, mỏ và mũi có dịch nhờn, xuất huyết trong. Ngoài ra, những biểu hiện như khò khè, khó thở ngày càng trở nên rõ ràng và nặng hơn, trong phân có mùi tanh và lẫn máu.
Đối với thể mãn tính, gà sẽ có thể bị liệt chân, đầu gà ngoẻo sang một bên hoặc gục xuống, cơ thể mất thăng bằng… Từ đó, dẫn đến vật nuôi bị rối loạn hô hấp và chết vì kiệt sức. Với bệnh thường gặp ở gà chọi này, người chăn nuôi có thể sử dụng các loại thuốc như: Gumboro + Newcastle đa giá, AZ.KTMD, Az.Para C, Anti Gumbo, Gluco K.C, AMPICOLI extra, VIA.GENTACOS, AMCOLI-FORTE, AZ.MOXY 50S hay Genta Tylosin để điều trị.
Bệnh do thiếu khoáng – Một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi
Khi cơ thể gà thiếu khoáng thì sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thế nên, ngay sau khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên, người chăn nuôi cần nhanh chóng khắc phục.
Triệu chứng:
- Giảm khả năng ấp nở, trứng mỏng vỏ, vẹo xương, xương yếu ở gà con là do thiếu photpho, Calci.
- Gà chết đột ngột hoặc co giật do thiếu Magie.
- Trứng có khả năng ấp nở thấp, gà đứng không vững, chân run, có biểu hiện của thần kinh do thiếu Mangan.
- Gà thiếu máu do thiếu đồng, thiếu sắt.
- Vật nuôi còi cọc, lông xơ xác do thiếu kẽm.
- Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà kém, thiếu máu, chậm lớn là do thiếu Cobalt.
- Gà bị tích nước dưới da nguyên nhân là do thiếu Selenium.
Điều trị:
Để có thể điều trị và phòng ngừa các bệnh thường gặp ở gà chọi do thiếu khoáng thì người chăn nuôi cần phải có sự am hiểu về chế độ dinh dưỡng ở gà. Cụ thể, bạn cần bổ sung vào khẩu phần ăn uống của vật nuôi các loại khoáng Premix.
Cúm gia cầm
Đây là bệnh lý có khả năng lây lan mạnh cho gà ở tất cả mọi độ tuổi và hiện chưa có thuốc điều trị triệt để.
Triệu chứng:
Khi gà nhiễm bệnh sẽ có những biểu hiện liên quan đến đường hô hấp như: Viêm thanh khí quản, viêm mũi, khó thở, mũi chảy, gà ủ rũ và phải há mồm ra để thở.
Phòng bệnh:
- Để phòng bệnh thường gặp ở gà chọi này hiệu quả, người nuôi cần tiêm vaccine phòng bệnh cho gà khi được 15 và 45 ngày tuổi.
- Nếu nhận thấy gia cầm có dấu hiệu nhiễm bệnh, để có biện pháp xử lý kịp thời người chăn nuôi cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương. Tuyệt đối không ăn thịt gà nghi mắc bệnh hoặc ốm chết.
Mổ cắn nhau – Các bệnh thường gặp ở gà chọi nguy hiểm
Với người chăn nuôi gà để tham gia đá gà nói chung thì mổ cắn nhau chính là bệnh lý vô cùng phổ biến.
Triệu chứng:
Khi gà nhiễm bệnh sẽ có tình trạng thường xuyên mổ cắn nhau ở hậu môn, đuôi, cánh, đầu… dẫn đến chảy máu. Đặc biệt, khi máu càng chảy càng kích thích vật nuôi mổ cắn nhau hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng bị thương rất nặng ở gà.
Điều trị:
- Để có thể điều trị bệnh thường gặp ở gà chọi này, biện pháp duy nhất chính là cắt mỏ gà. Đồng thời, bổ sung cho cho đàn gà các loại vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe.
- Với những gà bị thương chảy máu cần nhanh chóng tách chúng khỏi đàn. Đặc biệt, người chăn nuôi cũng cần phải kiểm tra lại khẩu phần ăn, nước uống, nhiệt độ chuồng nuôi và mật độ đàn xem đã hợp lý hay chưa.
Lời kết
Nội dung của bài viết chính là những chia sẻ về biểu hiện và cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở gà chọi nguy hiểm. Hy vọng qua đó, anh em sẽ có thêm được nhiều điều hữu ích nhất cho bản thân trong quá trình chăn nuôi. Ngoài ra, để có thể theo dõi các trận đấu đá gà hoặc tham khảo thêm các kiến thức nuôi gà khác, anh em hãy ghé qua SV66 mỗi ngày nhé!