Gà nước là một trong những loài phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực miền Tây. Đặc biệt, với người dân đây còn là giống gia cầm mang đến lợi nhuận cao về kinh tế. Bạn hãy tham khảo bài viết được SV66 bật mí để có kỹ thuật nuôi đạt tiêu chuẩn nhé!
Gà nước là gì?
Theo một số nguồn tin uy tín, gà nước còn được gọi với tên khác là chim cúm núm. Bởi mỗi khi chúng có mặt thì sẽ khiến cho khu vực đó trở nên ồn ào. Đặc biệt ở miền Tây của nước ta, giống gà này còn được nhận xét là giống chim ồn ào nhất Việt Nam.
Cúm núm được nhận biết một cách rất dễ dàng thông qua bộ lông đan xen giữa màu nâu đậm với sọc nâu nhạt. Khi gà ở giai đoạn trưởng thành thì lông sẽ chuyển hẳn sang màu đen tuyền, phần chân màu xanh và mỏ nhạt màu.
Hiện nay, chúng thường phân bổ và sinh sống chủ yếu ở những khu vực bùn lầy nhưng làm tổ trên mặt đất. Không chỉ xuất hiện tại Việt Nam, giống gia cầm này còn có mặt ở nhiều quốc gia châu Á khác như: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia…
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi đạt tiêu chuẩn
Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật nuôi gà đạt chuẩn, mang đến hiệu quả kinh tế cao mà bạn cần nắm được:
Chọn gà giống
Tương tự như với gà để tham gia đá gà thì vấn đề đầu tiên mà bạn cần đặc biệt lưu ý khi chăn nuôi gà nước chính là chọn con giống. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế cũng như năng suất trong chăn nuôi. Vậy nên, bà con cần phải lựa chọn giống đạt chuẩn. Cụ thể, bạn hãy chọn những con da săn, chân to khỏe, không hở rốn, lông mịn, nhanh nhẹn và mắt sáng.
Mặt khác, để đảm bảo chất lượng con giống, người chăn nuôi cần chọn được địa chỉ mua uy tín. Bởi những cơ sở cung cấp con giống đảm bảo sẽ tiêm phòng, tuyển chọn và chăm sóc chúng một cách kỹ lưỡng ngay từ khi mới nở. Tuyệt đối không lựa chọn những đơn vị cung cấp giống trôi nổi để không ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất trong quá trình nuôi.
Chuồng trại
Trong kỹ thuật nuôi và chăm sóc đạt chuẩn thì chuồng trại chính là yếu tố nắm vai trò vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào mỗi khu vực, không gian nuôi mà bạn sẽ có thể thiết kế, xây dựng chuồng trại cho phù hợp. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng cần phải lưu ý tới một số vấn đề sau để có thể xây dựng chuồng trại được hợp lý, cụ thể là:
- Chuồng trại cần phải xây dựng ở vị trí thoáng mát, khô ráo để tránh sinh bệnh cho vật nuôi.
- Chuồng cần có vách và mái che để đảm bảo nắng, mưa không hắt vào. Trong trong trường mái chuồng bằng tôn thì trong điều kiện thời tiết nắng nóng cần phải phun nước để làm giảm nhiệt độ. Tốt nhất, người chăn nuôi nên lựa chọn vật liệu là tôn lạnh để làm mái chuồng.
- Sử dụng máng uống và máng ăn có lưới lọc để tránh tình trạng thức ăn rơi vãi hoặc dính vào gà.
- Trang bị hệ thống đèn sưởi phù hợp với chuồng dành cho gà con.
Thức ăn trong nuôi và chăm sóc
Nuôi gà nước hay nuôi gà chọi thì thức ăn cũng là vấn đề mà bà con cần đặc biệt chú trọng. Theo đó, bạn hãy sử dụng thức ăn như: Cám, tấm,… nghiền nhỏ để sử dụng cho gà con. Sau khi nuôi được một tuần thì người chăn nuôi có thể cho gà tập làm quen với thức ăn hỗn hợp. Tuy nhiên, để vật nuôi được đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng thì bạn cũng cần bổ sung thêm Tylanvit C, Amoxyfen,… Hay các loại kháng sinh và khoáng chất khác.
Gà nước giống thuần chủng có thể ăn được đa dạng thức ăn khác nhau và tương đối dễ nuôi. Đặc biệt, gà còn có thể tự tìm kiếm thức ăn nếu nuôi theo mô hình bán tự nhiên. Ngoài ra, bà con vẫn cần phải trang bị thêm máng và thức ăn đặt ở vị trí râm mát cho gà. Sau đây là hai giai đoạn mà người chăn nuôi cần đặc biệt lưu ý để bổ sung thức ăn giúp gà có thể tăng trưởng và đảm bảo được năng suất nhất:
- Giai đoạn từ 40 – 60 ngày tuổi: Người chăn nuôi hãy cho vật nuôi ăn hỗn hợp gồm 20 – 30% bột ngô, thóc và Proconco hoặc CP 311. Hoặc bạn cũng có thể trộn thức ăn theo công thức như: 1% Premix vitamin, 25% bột cá, 34% thóc và 40% ngô xay.
- Giai đoạn từ 61 ngày trở lên: Theo các chuyên gia, người chăn nuôi hãy bổ sung cho gà hỗn hợp thức ăn gồm: 0,5% muối, 1% Premix vitamin, 2% khoáng, 4% rau củ, 5% cám, 7% bột cá, 18% lạc, 20% tấm, 42,5% ngô.
Phòng bệnh cho gà
Trong nuôi gà thì phòng bệnh luôn là kỹ thuật vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:
Vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại chính là kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà nước cần lưu ý để vật nuôi có thể phát triển tốt nhất. Thế nên, người chăn nuôi hãy vệ sinh máng ăn, rửa dọn đèn sưởi, chuồng, máng uống, dụng cụ chăn nuôi mỗi ngày để đảm bảo quá trình vệ sinh.
Tiêm phòng đủ và đúng
Người chăn nuôi cần tiến hành tiêm phòng cho gà đủ và đúng theo lịch trình được khuyến cáo như sau:
- 1 – 3 ngày tuổi: Kháng sinh: Amoxypen…
- 4 ngày tuổi: Newcastle lần 1
- 7 ngày tuổi: Gumboro lần 1
- 10 ngày tuổi: Đậu gà
- 11 – 13 ngày tuổi: Cầu trùng
- 15 ngày tuổi: Cúm
- 21 ngày tuổi: Newcastle lần 2
- 22 ngày tuổi: Cầu trùng
- 28 ngày tuổi: Gumboro lần 2
- 42 ngày tuổi: Tẩy giun
- 60 ngày tuổi: Newcastle lần 3
Lời kết
Nội dung bài viết trên của SV66 chính là những chia sẻ chi tiết về gà nước cũng như kỹ thuật nuôi và chăm sóc chuẩn nhất. Hy vọng qua đó, người chăn nuôi sẽ có thể áp dụng và có được hiệu quả cao. Chúc bạn luôn thành công!